Khám phá quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa

Khám phá quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa

Ngày đăng: 21/03/2024 02:38 PM

    Quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa là một phương pháp cơ bản và được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Thế An khám phá quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa, giúp bạn nắm vững kỹ thuật này để ứng dụng vào thực tế. Cùng theo dõi nhé!

     

    Con kê bê tông là gì?

    Con kê bê tông là một sản phẩm quan trọng trong ngành xây dựng, được đúc sẵn với mục đích cố định vị trí của các thanh cốt thép trong quá trình thi công. Với vai trò này, con kê bê tông giúp tránh việc thanh thép bị lệch so với vị trí thiết kế ban đầu, đặc biệt là trong các công trình xây dựng nhà cao tầng.

    Bên cạnh đó, con kê bê tông cũng góp phần quan trọng trong việc tạo ra khoảng trống hợp lý trong cốt thép, giúp cho bê tông có thể kết dính một cách chặt chẽ hơn. Điều này tạo ra độ dày hợp lý cho mặt sàn, đảm bảo tính chắc chắn và đồng đều của cấu trúc.

    Nhờ vào sự hỗ trợ của con kê bê tông, các công trình xây dựng có thể đạt được sự ổn định và độ bền cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và an toàn trong quá trình sử dụng. Do đó, việc sử dụng con kê bê tông đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của mọi công trình xây dựng.

     

    Vì sao nên sử dụng con kê bê tông?

    Con kê bê tông là một trong những phụ kiện quen thuộc trong ngành xây dựng. Việc sử dụng con kê bê tông có thể mang đến cho công trình những lợi ích vượt trội như sau:

    Đảm bảo tính đồng nhất

    Con kê bê tông được sản xuất theo khuôn mẫu đồng nhất, đảm bảo rằng chúng có kích thước chuẩn xác và đồng đều. Nhờ có kích thước chuẩn xác và giống nhau, việc sử dụng con kê bê tông trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Ngoài ra, sự chuẩn xác và đồng đều trong kích thước của các con kê cũng đảm bảo tính ổn định và đồng nhất của cấu trúc, giúp tăng cường độ chắc chắn và độ bền của công trình xây dựng.

    Tiết kiệm thời gian và công sức

    Sử dụng cục kê bê tông đúc sẵn mang lại lợi ích đáng kể về tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình chuẩn bị, định vị và cố định hệ cốt thép. Thay vì phải tự gia công và lắp ráp từng chi tiết nhỏ, chỉ cần sử dụng các viên cục kê đã được đúc sẵn và đặt chúng vào vị trí tương ứng. Việc này giúp giảm bớt công việc tốn thời gian và nhân công, đồng thời giảm thiểu nguy cơ sai sót trong quá trình thi công. 

    Đảm bảo chất lượng

    Con kê bê tông được sản xuất từ nguyên liệu chất lượng cao và trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Điều này làm tăng khả năng chịu lực của con kê, giúp chúng chịu được tải trọng lớn và áp lực từ phía trên mà không gây ra các vấn đề như biến dạng hay gãy vỡ. Vì vậy, việc sử dụng con kê bê tông giúp giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và đảm bảo sự bền vững của công trình trong thời gian dài.

     

    Quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa

    Quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa được triển khai chặt chẽ qua nhiều bước, nhằm đảm bảo sự đồng nhất, tính chịu lực và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng sản phẩm.

    Vật liệu và dụng cụ

    Trước khi triển khai quy trình sản xuất, con kê bê tông cần được chuẩn bị đầy đủ những vật liệu và dụng cụ sau đây:

    - Bê tông: Sử dụng bê Mác bê tông từ 100, 200, 250, 300, 350, 400, 500, … Nếu muốn tiến độ thi công nhanh hơn, có thể cho thêm một số chất phụ gia đông cứng nhanh khác. 

    - Khuôn đúc con kê bê tông: Khuôn nhựa đổ con bê tông dầm sàn thường là mẫu V1, V2, V3 cho lớp thép dưới, H6 – H10 cho lớn. Con kê bê tông thường dùng các khuôn đúc thành viên kê đa năng 35/40/45/50 để đúc.

    Phụ trợ

    Ngoài dụng cụ và vật liệu đã đề cập ở trên, quá trình đúc con kê bê tông cần có những phụ trợ sau đây:

    - Dầu tháo khuôn: Để giúp cho việc tháo viên kê bê tông được nhanh chóng và không bị hư hại, đảm bảo độ bền cho khuôn, nhà sản xuất thường phủ lên một lớp dầu tháo khuôn và phía trong lòng khuôn để giúp việc tháo khuôn trở nên dễ dàng hơn. 

    - Bàn rung bê tông: Sử dụng bàn rung bê tông để tiết kiệm thời gian, nhân lực đồng thời tăng hiệu quả sản xuất, chất lượng của con kê bê tông.

    - Một số vật dụng khác: kệ trồng khuôn, máy xịt nước, thùng đựng thành phẩm. 

    Quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa

    Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị, quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa sẽ được tiến hành như sau:

    - Bước 1: Quét một lớp dầu chống dính ở trong lòng khuôn.

    - Bước 2: Đổ bê tông tươi vào khuôn, dùng tay lắc đều hoặc bàn rung để bê tông tươi dàn đều khắp khuôn.

    - Bước 3: Chờ con kê đổ bê tông đông cứng lại, tháo khuôn và lấy thành phẩm.

    - Bước 4: Vệ sinh khuôn sạch sẽ để dùng cho những lần tiếp theo.

     

    Hướng dẫn cách bố trí con kê bê tông đúng kỹ thuật

    Cách bố trí con kê bê tông quyết định rất lớn đến chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công, việc đặt con kê bê tông đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Kỹ thuật bố trí cục kê bê tông chuẩn được đánh giá thông qua những tiêu chí sau: 

    Theo kích thước

    Kích thước con kê bê tông cần được lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của công trình xây dựng. Đối với các trường hợp sử dụng 1 lớp thép, cần đảm bảo rằng lớp thép đó nằm chính giữa khối bê tông. Điều này giúp tăng cường tính chắc chắn và khả năng chịu lực của công trình. Nếu sử dụng 2 lớp thép, hãy đảm bảo khoảng cách giữa các lớp bê tông được bảo vệ ở phía trên và phía dưới là như nhau. Điều này giúp đảm bảo tính đồng đều trong việc phân bố và chịu lực của bê tông, từ đó tăng cường độ bền và tính ổn định của công trình.

    Vị trí và tường có chiều dày

    Đối với vị trí và tường có chiều dày, con kê bê tông được bố trí như sau:

    - Độ dày từ 100mm trở xuống: Sử dụng con kê 10mm.

    - Độ dày trên 100mm: Sử dụng con kê dày 15mm

    Vị trí dầm và dầm sườn có chiều cao

    Đối với vị trí dầm và dầm sườn có chiều cao, con kê bê tông được bố trí như sau:

    - Lớn hơn 250mm: Dùng con kê bê tông có độ dày 15mm. 

    - Lớn hơn 250mm: Dùng con kê tông có độ dày 20mm.

    Trong móng

    Đối với vị trí trong móng, con kê bê tông được bố trí như sau:

    - Khi có lớp bê tông lót: Dùng cục kê kê bê tông có độ dày 35mm.

    - Không có lớp lót bê tông lót: Dùng cục kê thép sàn có độ dày 70mm. 

    - Vị trí dầm móng:  Dùng con kê thép sàn có độ dày 30mm. 

    Theo số lượng

    Theo số lượng, cục kê sàn bê tông được phân bổ như sau: 

    - Đối với sàn/dầm: 4-5 viên/m2. 

    - Đối với cột/đà: 5-6 viên/m2.

     

     

    Hy vọng thông qua những chia sẻ ở bài viết trên, Thế An đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về quy trình đúc con kê bê tông bằng khuôn nhựa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với Thế An qua số hotline 083.719.8929 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!

    Chia sẻ: